Mua nhà ở xã hội là nhu cầu của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội? Bạn không biết mình có thuộc đối tượng được mua loại hình nhà ở nói trên không? Để không bỏ lỡ cơ hội, hãy tham khảo thông tin chúng tôi mới cập nhật dưới đây.
Ưu điểm nổi bật khi mua nhà ở xã hội
Mua nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm vì có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Giá bán mềm hơn nhiều so với các loại hình nhà ở khác
- Khi mua, khách hàng được hỗ trợ vay vốn ngân hàng theo hình thức trả góp. Người mua chỉ cần trả trước 20% tổng giá trị ngôi nhà, số còn lại sẽ được ngân hàng hỗ trợ trả góp.
- Lãi suất vay vốn mua nhà trả góp chỉ 5%, rẻ hơn nhiều so với lãi suất chung tại các ngân hàng. Vì thế, mua nhà ở xã hội là mong muốn của đại đa số người lao động có thu nhập thấp.
Ngoài ưu điểm nói trên, việc mua nhà ở xã hội cũng có một số nhược điểm như: Chỉ những người đủ điều kiện mới được mua, diện tích nhà ở không lớn, từ 30m2 đến 70m2, chủ sở hữu sau khi mua thì trong vòng 5 năm đầu không được bán, tiện ích, dịch vụ sinh hoạt không thể sánh bằng các nhà chung cư khác.
>>> Xem thêm: Đô thị vệ tinh là gì? Vai trò của đô thị vệ tinh
Đối tượng được mua nhà ở xã hội
10 đối tượng dưới đây đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội theo quy định tại điều 49 của luật nhà ở số 65, ban hành năm 2014 gồm:
- 1. Người có công với cách mạng theo quy định cụ thể của pháp luật
- 2. Hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sống ở khu vực nông thôn
- 3. Hộ gia đình ở vùng nông thôn nhưng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
- 4. Người thu nhập thấp hoặc hộ nghèo hoặc cận nghèo ở vùng đô thị.
- 5. Người lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp.
- 6. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc hạ sĩ quan nghiệp vụ.
- 7. Cán bộ, công chức, viên chức
- 8. Người đã trả lại nhà ở theo luật số 65 ban hành năm 2014 nhưng hiện chưa có nhà ở
- 9. Học sinh, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hoặc dạy nghề, học sinh của các trường dân tộc nội trú
- 10. Người bị thu hồi đất hoặc người bị giải toả nhà ở nhưng chưa được bồi thường đất hoặc nhà ở theo quy định.
Ngoài 10 đối tượng nói trên, luật nhà đất số 27 ban hành năm 2023 bổ sung thêm một số đối tượng sau:
- Thân nhân liệt sĩ
- Doanh nghiệp, liên hợp tác xã hoặc hợp tác xã trực thuộc khu công nghiệp.
- Công viên chức đang phục vụ trong quân ngũ hoặc những người đảm nhận các công việc cơ yếu trong các tổ chức cơ yếu đang hưởng lương từ nhà nước.
- Học sinh trường chuyên biệt cũng là đối tượng được mua nhà ở xã hội.
3 điều kiện mua nhà ở xã hội mới nhất năm 2024
Để đảm bảo công bằng về mặt quyền lợi, giao nhà đến đúng đối tượng thực sự cần thiết, điều kiện để được mua nhà ở xã hội quy định với các đối tượng số 1, 4, 5, 7, 8, 10 như sau:
Quy định về điều kiện nhà ở
Người mua nhà phải thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Chưa có bất cứ nhà ở nào do mình sở hữu, chưa từng được mua, được thuê nhà ở xã hội, cũng chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào về nhà ở, đất ở từ chính quyền các cấp.
- Đã có nhà ở nhưng diện tích sử dụng quá nhỏ, thấp hơn diện tích tối thiểu theo quy định của chính phủ áp dụng cụ thể cho từng khu vực (10m2/người)
Điều kiện về cư trú
- Người mua phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn có mô hình nhà ở xã hội.
- Người nào không có hộ khẩu thường trú thì phải có đăng ký tạm trong trong thời gian tối thiểu 1 năm tại địa bàn có bán nhà ở xã hội.
Điều kiện về thu nhập
- Những người thuộc đối tượng số thứ tự 4, 5, 6, 7 không phải nộp thuế thu nhập theo quy định của nhà nước (tức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng.
- Người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ.
Hy vọng với chia sẻ nói trên, bạn đã rõ điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào, mình có thuộc diện được ưu đãi mua nhà hay không? Với những người thu nhập thấp tại các thành phố, các khu công nghiệp thì sở hữu nhà xã hội là ao ước.