Diện tích sàn là một trong các số liệu mà mọi người cần tính toán trước khi tiến hành thi công. Nhờ vào số liệu này, bạn có thể chuẩn bị và ước lượng được mức chi phí cần thiết để xây nhà, cũng như đàm phán giá thành thầu khoán bên thi công. Nếu bạn muốn biết cách tính diện tích sàn là gì chuẩn nhất thì hãy xem ngay phía dưới nhé!
Khái niệm diện tích sàn là gì?
Diện tích sàn là tổng diện tích sàn được xây dựng của tất cả các tầng như tầng tum, tầng mái, tầng hầm,… Bên cạnh đó, còn tính thêm diện tích ban công, hành lang, lô gia,… vào diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của những tường bao thuộc tầng.
Thông thường thì diện tích sàn sẽ được tính toán trước khi tiến hành thi công. Điều này, giúp mọi người có thể ước lượng cũng như dự đoán được chi phí cần thiết cho công trình, làm hồ sơ và giấy tờ xin cấp phép xây dựng công trình.
Quy định cách tính diện tích sàn là gì?
Diện tích sàn bao gồm các bộ phận đều được quy định trong điểm 1.3.15 QCVN 03: 2009/BXD theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại và phân cấp công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị”. Cụ thể như sau:
- Diện tích sàn của 1 tầng chính là phần bên trong phạm vi mép ngoài của những tường bao thuộc tầng. Bên cạnh đó, cả khu vực lô gia, hành lang, ban công,…cũng được tính vào trong đó.
- Tổng diện tích sàn của công trình sẽ bằng tổng diện sàn của các tầng cộng lại. Bao gồm cả các tầng như tầng mái, tầng hầm, tầng tum,…
>>> Xem thêm: Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy chuẩn
Cách tính diện tích sàn chuẩn và nhanh nhất
Công thức tính diện tích sàn xây dựng được quy ước là: diện tích sàn sử dụng + những diện tích khác (ban công, lát gạch, móng, hành lang,…). Trong đó, mỗi bộ phận kiến trúc sẽ có cách tính diện tích khác nhau, tùy thuộc vào độ khó của nó. Cụ thể như:
Diện tích sàn
Diện tích sàn sẽ được quy ước và có cách tình khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nếu mặt sàn đã đổ bê tông, nhưng lại phát sinh thêm lợp ngói lên trên thì sẽ tính thêm giá từ 30% đến 50%.
- Phần có mái che sẽ được tính 100% diện tích.
- Bộ phận không có mái che, nhưng lại được lát gạch nền sẽ tính 50% diện tích.
- Dưới 4m2 được tính toán như mặt sàn bình thường.
- Trên 4m2 sẽ được tính 70% diện tích.
- Từ 8m2 trở lên được tính 50% diện tích.
Phần gia cố nền đất yếu
Nếu như sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép sẽ tính 20% diện tích. Bên cạnh đó, nhà thầu và chủ đầu tư có thể dựa vào tình trạng nền đất thực tế để đưa ra quyết định biện pháp gia cố khác như sử dụng cốt thép hay gỗ.
Phần móng
Khi xây nhà sẽ có rất nhiều loại móng khác nhau phù hợp với những công trình có tính chất khác biệt. Nếu công trình sử dụng móng đơn thì sẽ tính 30% diện tích, đối với đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi thì sẽ tính 35%. Còn đối với móng băng sẽ được tính 50% diện tích.
Phần sân
Cách tính diện tích phần sân có đổ ddf kiềng, đổ cột, xây tường bao, lát gạch nền như sau:
- Sân trên 40m2 được tính 50% diện tích.
- Sân dưới 40m2 được tính 70% diện tích.
- Sân nhỏ hơn 20m2 sẽ tính 100% diện tích.
Phần mái
Mái nhà cũng có thể là mái đổ bê tông lát gạch, mái lợp tôn, lợp ngói,… Do đó, tùy vào loại mái nhà mà mọi người sẽ có cách tính diện tích phần mái khác nhau như sau:
- Mái bê tông cốt thép lát gạch sẽ được tính 50% diện tích, có lát gạch sẽ tính 60% diện tích mái nhà.
- Mái bê tông dán ngói sẽ được tính 85% diện tích nghiêng.
- Mái ngói kèo sắt được tính 60% diện tích.
- Mái tôn được tính 30% diện tích.
Bài viết trên đã giới thiệu về diện tích sàn là gì. Hy vọng, qua thông tin hữu ích phía trên bạn đã biết được thế nào là diện tích sàn, cũng như nắm được cách tính diện tích sàn chuẩn nhất để có thể ước lượng được chi phí trước khi thi công nhà.