Đất lưu không là gì? Quy định về đất lưu không mới nhất 2024

Có rất nhiều người chưa hiểu đất lưu không là gì đây là một khái niệm còn khá mới mẻ. Trên thực tế có nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến đất lưu không khiến người sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa và quy định sử dụng loại đất này ngay nhé.

Khái niệm đất lưu không là gì?

Đất lưu không được hiểu là hành lang lưới điện, hành lang an toàn giao thông, đê điều,…Phần đất này nằm trong quy hoạch làm để với mục đích phục vụ công trình giao thông, công trình công cộng, thủy lợi, điện và Nhà nước chưa dùng đến và hiện tại đang bỏ không.

Nói một cách dễ hiểu hơn đất lưu không là đất công cộng và được quản lý bởi Nhà nước. Người dân có thể tạm thời sử dụng quỹ đất này khi Nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng nhưng sẽ không được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Người dân nếu có nhu cầu có thể sử dụng tạm thời đất lưu không. Tuy nhiên, họ phải làm rõ tức làm tường trình trong đó thể hiện nhu cầu sử dụng tạm thời cho cá nhân/ gia đình. Văn bản này sẽ được gửi đến UBND nơi đang có đất lưu không cùng cam kết sẽ không được bồi thường khi bị thu hồi đất. Việc sử dụng phần đất này của người dân được cho là hợp pháp nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Khái niệm đất lưu không là gì?
Khái niệm đất lưu không là gì?

>>> Xem thêm: Đất nền là gì? Các loại hình đất nền? Nên mua đất nền hay đất thổ cư

Quy định mới nhất về việc sử dụng đất lưu không

Quy định về việc sử dụng đất lưu không căn cứ Điều 157 Luật Đất đai 2013 như sau:

Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng được bảo vệ an toàn bởi hành lang phải đảm bảo kết hợp khai thác cả phần trong lòng đất và phần trên không. Kết hợp bố trí các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm mục đích tiết kiệm đất và đồng thời phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình.

Người đang dùng đất được pháp luật chấp nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được phép tiếp tục sử dụng đất theo mục đích trước đó đã xác nhận. Người sử dụng đất không được cản trở trong việc bảo vệ an toàn công trình.

Trong trường hợp an toàn công trình bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đất thì người sử dụng đất và chủ công trình phải có biện pháp khắc phục. Nếu không làm được, Nhà nước sẽ thu hồi lại đất theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức quản lý công trình trực tiếp có trách nhiệm công bố mốc giới hành lang bảo vệ công trình. Đồng thời, bảo vệ và chịu trách nhiệm chính về an toàn công trình. Nếu hành lang bảo vệ công trình bị lấn chiếm trái phép thì phải báo về UBND cấp xã nơi vụ việc xảy ra để yêu cầu xử lý kịp thời.

Quy định mới nhất về việc sử dụng đất lưu không
Quy định mới nhất về việc sử dụng đất lưu không

Quy định về việc xử phạt khi người sử dụng đất lưu không chiếm dụng

Nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì việc tự ý chiếm, lấn, sử dụng đất lưu không là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn có rất nhiều người gồm người dân và doanh nghiệp làm ngơ vấn đề này. Họ lấn chiếm đất để phục vụ cho việc trồng trọt, mở hàng kinh doanh, thậm chí là sử dụng để xây nhà trái phép.

Hành vi lấn chiếm đất lưu không theo Khoản 4 Điều 10 của Nghị định 102/2014/NĐ – CP sẽ bị xử phạt như sau:

  • Cá nhân: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
  • Tổ chức, doanh nghiệp: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm bắt buộc phải trả lại phần đất đã lấn chiếm. Đồng thời, khôi phục đất về tình trạng ban đầu (trước khi vi phạm).

Khái niệm đất lưu không là gì và những quy định liên quan đến việc sử dụng loại đất này vừa được tìm hiểu cho anh em qua bài viết trên rồi. Mong rằng với chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích và từ đó có cách sử dụng đất đúng mục đích.